BSR là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực Lọc hóa dầu tại Việt Nam. Công ty được giao trách nhiệm quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất với nhóm sản phẩm: (1) Sản phẩm lọc dầu: xăng, dầu diesel, khí hóa lỏng LPG, dầu FO… và (2) hạt nhựa Polypropylene. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là cổ đông lớn duy nhất, chiếm 92.12% vốn điều lệ của Công ty.
Bạn có thể xem thêm bài viết Chuỗi giá trị Ngành Dầu khí để có bức tranh tổng quát về Ngành.
—————————————————————-
1. Quá trình hình thành và phát triển
- Năm 2008 Thành lập
- Năm 2011 Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành
- Năm 2017 Cổ phần hóa – CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn
- Năm 2018 Bán cổ phần lần đầu tại HOSE & Niêm yết trên UPCOM
- Năm 2020 Bảo dưỡng tổng thể lần 4
- Năm 2023 Được chấp thuận Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất
—————————————————————-
2. Công ty con – Công ty liên kết
BSR sở hữu 2 công ty con và 2 công ty liên kết, định hướng của BSR tại các công ty như sau:
- PV Building: ngành chính là sản xuất hạt nhựa, có kết quả kinh doanh ổn định, năm 2023 PV Building có Doanh thu 727 tỷ, Lãi ròng 16.6 tỷ đồng.
- BSR-BF: tạm dừng sản xuất từ tháng 4/2019, hiện đang lỗ lũy kế 1588 tỷ và âm vốn chủ 455 tỷ. BSR đã mở thủ tục phá sản với BSR-BF và hiện đã được chấp thuận, từ Quý 2/2024 Báo cáo tài chính đã không còn hợp nhất với BSR-BF.
- PMS: Doanh thu 2023 là 252 tỷ, Lãi ròng 6.4 tỷ. BSR có hướng thoái vốn tại PMS.
- PVOS: mới đầu tư máy móc, chưa có doanh thu. BSR có kế hoạch thoái vốn tại PVOS.
Như vậy định hướng là chỉ giữ lại PV Building, việc không hợp nhất BSR-BF giúp công ty đủ điều kiện để niêm yết trên HOSE trong thời gian tới.
—————————————————————-
3. Ban lãnh đạo và Cơ cấu cổ đông
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là cổ đông lớn duy nhất, chiếm 92.12% vốn điều lệ của BSR. Việc niêm yết trên HOSE có thể giúp Công ty có cơ hội tiếp cận được đa dạng nguồn vốn hơn.
—————————————————————-
4. Kế hoạch 2024 và Dự án đầu tư
![]() |
Kết quả kinh doanh giai đoạn 2022 – 2023 và Kế hoạch kinh doanh trong 2024 |
- Gắn liền với chiến lược của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN.
- Định hướng trở thành Tổng Công ty Lọc hóa dầu Việt Nam.
- BSR đang tiến hành chọn nhà thầu để xây dựng NMLD Dung Quất mở rộng. Đây là dự án chính có khả năng tạo doanh thu trong dài hạn cho Công ty.
- Dự án có Vốn đầu tư Điều chỉnh 36.400 tỷ, tỷ lệ Vốn chủ/Vốn vay là 40/60.
- Nâng công suất từ 148.000 thùng/ngày lên 171.000 thùng/ngày.
- Hiện tại đang cung cấp 30% nhu cầu thị trường nội địa.
- Thời gian xây 37 tháng, dự kiến vận hành vào 2028.
- Nhà máy đã hoạt động được 15 năm. Hoàn thành bảo dưỡng tổng thể lần 5.
- Ký hợp đồng cung cấp dài hạn dầu thô Bạch Hổ cho NMLD Dung Quất giai đoạn 2024 – 2027. Đây là mỏ có tỷ trọng Nguyên liệu đầu vào lớn nhất của BSR.
—————————————————————-
5. Báo cáo tài chính
![]() |
Sản lượng tiêu thụ và Kết quả kinh doanh Q2/2024 của BSR (BSR) |
![]() |
Đóng góp Lợi nhuận các sản phẩm chính của BSR |
- Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2024 sụt giảm so với cùng kỳ chủ yếu do khoảng chênh lệch giá sản phẩm và giá dầu thô (Crack margin) giảm trong Quý 2/2024. BSR đã hoàn thành 57,8% kế hoạch doanh thu và 164% kế hoạch Lãi ròng của năm 2024.
- Sản lượng sản xuất và tiêu thụ ghi nhận sự sụt giảm trong 6 tháng 2024 so với cùng kỳ 2023 do thực hiện hoạt động Bảo dưỡng lần 5 theo kế hoạch. Sản lượng tiêu thụ và sản xuất ước thực hiện 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 48,5% và 49,9% kế hoạch cả năm 2024.
- Mảng Diesel DO vẫn đóng góp chính cho công ty, chiếm khoảng 70% lãi gộp, đi sau là Jet AI và Morgas 95.
- Cơ cấu tài chính an toàn, theo số liệu Quý 2 Tiền mặt chiếm 46% Tổng tài sản, Khoản phải thu chiếm 17% chủ yếu là PLX và Tài sản cố định quý 2 giảm 2000 tỷ do dừng hợp nhất với BSR-BF.
- Vay nợ chiếm khoảng 17% Tổng tài sản, việc đầu tư vào Nhà máy mở rộng không gây áp lực lên tài chính của công ty.
—————————————————————-
6. Kết luận
- BSR tài chính lành mạnh, tiền mặt chiếm 46% Tổng tài sản. Nợ vay/ Vốn chủ = 25%. Không có nợ vay ròng.
- Công suất hoạt động bình quân của BSR trong 2023 là 111%, nên dư địa tăng hoạt động lên không quá nhiều. Dự án mở rộng NMLD Dung Quất hiện tại vốn đầu tư là 36.400 tỷ, không gây áp lực lớn lên tài chính của BSR, nhưng thời gian hoàn thành là 2028 nên chưa có tác động trong ngắn hạn.
- Hoàn thành mở thủ tục phá sản được BSR-BF. Việc chuyển sàn sang HOSE giúp công ty tiếp cận nguồn vốn tốt hơn.
- Lãi 2024 suy giảm do bảo trì và Crack spreads giảm. Yếu tố tác động chính hiện tại là Crack spreads các sản phẩm BSR sản xuất và mức giá dầu thế giới.
- Chi trả cổ tức tiền mặt 2023 là 7% – tương đương mức D/P ~ 2.9%.
- Rủi ro của BSR đến từ biến động giá dầu, sự phục hồi của các nền kinh tế.
- BSR hiện đang giao dịch tại vùng giá 24 – 25, vùng này hiện tại là phù hợp với hoạt động doanh nghiệp trong 2024. Dư địa tăng giá của BSR đến từ việc (1) Chuyển sàn HOSE, tiếp cận đa dạng nguồn vốn và (2) Sản lượng dầu được cải thiện trong năm sau và (3) Sự hồi phục của Crack spreads.
——————————————————
Trên đây là bài viết cổ phiếu BSR – CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn. Bài viết nhằm mục đích tìm hiểu doanh nghiệp và cung cấp thông tin tham khảo cho Nhà đầu tư. Bài viết dựa trên những dự đoán, đánh giá và số liệu phân tích tại thời điểm thực hiện. Dù vậy trên thị trường chứng khoán chứa đựng các biến số có thể tác động đến giá cổ phiếu và bản thân thị trường cũng thiên biến vạn hóa nên cần cập nhật lại khi có thông tin mới.
Nếu có thắc mắc hoặc cần giải đáp, anh em có thể liên hệ trực tiếp với mình theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ thêm. Chúc anh em luôn giữ được bình tĩnh, tự tin khi đầu tư!
Thông tin liên hệ
- Mobile/Zalo: 0968699886
- Group Zalo: Group Zalo
- Website: VNIStock.net
Leave a Reply