Khi tìm hiểu về vĩ mô, khái niệm CPI hay Chỉ số giá tiêu dùng hay được đề cập đến và tác động đến chính sách điều hành của Chính phủ trong thời kỳ đó. Bài viết sẽ tìm hiểu về chỉ số này và các vấn đề liên quan. Bài viết gồm các nội dung:
----------------------------------------------
1. Chỉ số CPI là gì?CPI là viết tắt của cụm từ "Consumer Price Index", hay còn được gọi là Chỉ số giá tiêu dùng. CPI phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung của một số lượng cố định các loại hàng hoá dịch vụ phục vụ đời sống qua thời gian. CPI thường được sử dụng để đo lường sự thay đổi của mức giá của một giỏ hàng các mặt hàng tiêu dùng thường ngày, như thực phẩm, quần áo, vật dụng gia đình, dịch vụ,…
Nhìn chung CPI được sử dụng như một chỉ báo kinh tế vĩ mô về lạm phát. Đây được xem là một công cụ của Ngân hàng Trung ương và Chính phủ để kiểm tra sự ổn định giá cả, làm công cụ giảm phát trong tài khoản quốc gia.
CPI là một trong các chỉ số kinh tế quan trọng dùng để đo lường mức độ lạm phát. Đồng thời, chỉ số này cũng phản ánh tính hiệu quả của các chính sách kinh tế của một quốc gia. CPI là chỉ số cần thiết để cung cấp cho Chính phủ, doanh nghiệp cũng như người dân cái nhìn tổng quan hơn về sự thay đổi của giá cả chung.
----------------------------------------------
2. Cách tính toán chỉ số CPI
Bước 1: Xác định Danh mục hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân.
Bước 2: Xác định cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình tương ứng với các nhóm trong Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện hay còn gọi là quyền số. Sau mỗi 5 năm thì Danh mục hàng hóa và Quyền số sẽ được cập nhật lại để phù hợp với thị trường. Hiện tại danh mục và quyền số được thể hiện như bảng sau:
Quyền số tính CPI qua các thời kỳ (Nguồn: VNEconomy) |
Có thể thấy xuyên suốt giai đoạn tính toán, nhóm hàng (1) Ăn uống và (2) Nhà ở, điện nước, vật liệu xây dựng và (3) Giao thông luôn là những nhóm có ảnh hưởng lớn nhất đến rổ chỉ số.
Bước 3: Hàng tháng thu thập giá các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện.
Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng CPI cho các năm dựa theo công thức:
CPI = (Chi phí mua giỏ hàng hóa thời kỳ t) / (Chi phí mua giỏ hàng hóa thời kỳ Cơ sở) x 100
Ví dụ đơn giản về cách tính CPI:
CPI năm 2022 được tính là CPI = Tổng Chi phí mua giỏ hàng hóa năm 2022 / Tổng Chi phí mua giỏ hàng hóa năm 2021 = 825.000 / 650.000 x 100 = 126%.
----------------------------------------------
3. CPI thực tế tại Việt Nam
Ngày 28/2/2023, Tổng cục Thống kê đã công bố CPI của Việt Nam trong tháng 2 như sau:
Thực tế thì chúng ta sẽ cần quan tâm đến 3 chỉ số bên trái, bao gồm chỉ số So với tháng trước, So với cùng kỳ và So với bình quân lũy kế năm cùng kỳ.
Con số mọi người quan tâm là CPI 2 tháng đầu năm 2023 hiện tại là 4.6%, hiện cao hơn so với mức kế hoạch của Chính phủ là 4.5%, có thể gây áp lực lên lạm phát. Để giải thích con số này chúng ta sẽ đi xem lịch sử CPI từ 2022 và cụ thể hơn là 3 trọng số chính như sau:
Lịch sử CPI từ tháng 01/2022 đến 02/2023 |
Nhìn bảng trên 3 trọng số chính tác động lên CPI 2 tháng là:
- Dịch vụ ăn uống có tăng 5.16%, trong đó mặt hàng giá gạo và giá thực phẩm như thịt tăng, dù vậy con số này không mang tính bền vững.
- Nhà ở, điện nước và Vật liệu xây dựng tăng 7.41% do nguyên vật liệu có xu hướng tăng, giá điện cũng đang có khả năng tăng từ tháng 4/2023, gây áp lực lên Lạm phát.
- Giao thông trong khi đó lại giảm 0.07% do mức nền giá xăng năm 2022 duy trì ở mức cao và đạt đỉnh vào tháng 7. Nếu nền giá dầu được duy trì trong khoảng 80$ - 90 $ thì các tháng tiếp theo Giao thông có thể là điểm nhấn chính kìm hãm đà tăng của CPI.
Nhìn chung lại, CPI bình quân các tháng tới có thể sẽ về mốc kế hoạch của Chính phủ đề ra nhờ sự giảm áp lực của nhóm Dịch vụ ăn uống và dư địa Giao thông thấp (cho đến thời điểm giá xăng dầu đạt đỉnh vào tháng 7/2022).
--------------------------------------------------
Trên đây là bài viết về Chỉ số giá tiêu dùng CPI. Nếu có vướng mắc hoặc cần giải đáp, anh em có thể liên hệ trực tiếp với mình để được hỗ trợ thêm.
Tags:
Tai-chinh
👍🏻