Chỉ số giá thị trường VNIndex, HNXIndex, UPCOMIndex

Chắc hẳn khi tham gia thị tường chứng khoán, bạn đều đã nghe đến chỉ số thị trường như VNIndex, HNXIndex, UPCOMIndex, vậy chỉ số này có ảnh hưởng thế nào đến thị trừng chứng khoán? Bài viết này sẽ đi làm rõ chỉ số VNIndex, 2 chỉ số còn lại được tính toán tương tự.

----------------------------------------

1. Giới thiệu chung về VNIndex

Chỉ số Giá thị trường Index nói chung hay VNIndex nói riêng là chỉ số tổng hợp giá các chứng khoán trên toàn thị trường đang tăng hay là đang giảm, để nhà đầu tư nắm được xu hướng chung, vì bản thân xu hướng chung cũng ảnh hưởng tới chính các cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ hay quan tâm. 

----------------------------------------

2. Ý nghĩa của chỉ số VNIndex

2.1 Mô tả tâm lý nhà đầu tư

Chỉ số chứng khoán VNIndex bị ảnh hưởng bởi quy luật cung cầu trên thị trường, vì vậy chỉ số này mô tả tâm lý, góc nhìn của tổng hợp các nhà đầu tư dành cho nền kinh tế.

2.2 Mô tả sự biến động của nền kinh tế

Khi nền kinh tế có sự phát triển tốt, các doanh nghiệp có cơ cấu tài chính tốt và tăng trưởng đều đặn, có nhà đầu tư có xu hướng mua vào cổ phiếu nhiều hơn các kênh đầu tư và tích luỹ tài chính khác, nhờ vậy chỉ số Index tăng điểm.

2.3 Mô tả kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp

Doanh thu và tình hình tài chính của công ty là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giá cổ phiếu, khi doanh thu và tài chính của doanh nghiệp tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó và ngược lại. Theo đó, giá cổ phiếu của doanh nghiệp tác động cùng chiều tới chỉ số VNIndex.

----------------------------------------

3. Cách tính chỉ số VNIndex

Về tổng quan, VNIndex so sánh giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm bất kỳ so với giá trị vốn hóa cơ sở. Công thức tính như sau:

(Link gốc ảnh)

Như vậy, tính đến thời điểm đầu 2022, VNIndex là tổng hợp giá của khoảng 500 cổ phiếu trên sàn HOSE. Để bạn dễ hình dung ra hơn, mình sẽ ví dụ 1 trường hợp đơn giản để dễ theo dõi.

Giả sử thị trường chứng khoán khi bắt đầu giao dịch gồm có 3 cổ phiếu REE, SAM, TMS với thông tin như sau:

(Link gốc ảnh)

Một số khái niệm cần lưu ý:

  • Mệnh giá hay còn được gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà Tổ chức phát hành ấn định cho chứng khoán và được ghi trên chứng khoán đó, tại Việt Nam mệnh giá cổ phiếu là 10000 đ.
  • Vốn điều lệ được tính bằng SLCP niêm yết nhân với Mệnh giá.
  • Cổ phiếu Quỹ là loại cổ phiếu được Công ty cổ phần phát hành và được chính Công ty phát hành mua lại bằng nguồn vốn hợp pháp.
  • Vốn hóa (Capital Market) là giá trị của công ty được định giá theo thị trường. Được tính bằng cách lấy Số lượng cổ phiếu lưu hành nhân với Giá thị trường (hoặc Giá đóng cửa).

Vào cuối ngày giao dịch đầu tiên, Tổng Giá trị vốn hóa thị trường là 810 tỷ, tương ứng với mức gốc 100 điểm. Chúng ta tiếp tục sang đến phiên giao dịch thứ 2 như sau:

(Link gốc ảnh)

Tại phiên giao dịch thứ 2, biến động giá cổ phiếu như sau:

-        REE vẫn giữ nguyên giá trị nên Vốn hóa không đổi.

-        SAM tăng giá 1000 đ nên Vốn hóa tăng thêm 18 tỷ.

-        TMS giảm giá 1000 đ nên Vốn hóa giảm 4 tỷ.

Dù SAM và TMS cùng tăng giảm 1000 đ nhưng Tổng Giá trị vốn hóa thị trường vẫn tăng 14 tỷ do tỷ trọng % Vốn hóa của SAM lớn hơn TMS khá nhiều.

Áp dụng công thức tổng quát, lúc này chỉ số VNIndex sẽ là 824 / 810 = 101.72 điểm, tương ứng tăng 1.72% hay Giá trị vốn hóa tăng 14 tỷ.

 ----------------------------------------

4. Chào bán chứng khoán cho cổ đông hiện hữu

Giả sử trong phiên thứ 3, SAM có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và tiến hành tăng Vốn điều lệ từ 180 tỷ lên 270 tỷ thông qua hình thức chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1 giá chào bán 10.000đ. Lúc này trước khi vào phiên thứ 3 thì phiên thứ 2 sẽ có tác động đến các cổ phiếu như sau:

(Link gốc ảnh)

Sau khi điều chỉnh, Vốn điều lệ của SAM đã tăng từ 180 tỷ lệ 270 tỷ, lượng Vốn tăng thêm là 90 tỷ. Giá trị Vốn hóa thị trường mới lúc này là 324 + 90 = 414 tỷ, trong khi Số lượng cổ phiếu lưu hành mới là 27 triệu cổ phiếu, lúc này giá đóng cửa điều chỉnh mới sẽ là 414.000.000.000 đ / 27.000.000 cổ phiếu = 15.333 hay làm tròn là 15.330 đ.

Tại thời điểm này Giá trị Vốn hóa toàn thị trường mới sẽ tăng thêm 90 tỷ (từ 824 tỷ lên 914 tỷ) và 914 tỷ này sẽ tương ứng với mức VINdex là 101.72 điểm để làm cơ sở tính toán cho phiên tiếp theo.

Về phía Nhà đầu tư, việc điều chỉnh giá trong Ngày giao dịch không hưởng quyền còn nhằm đảm bảo tổng tài sản trước và sau khi điều chỉnh bằng nhau. Lưu ý là việc điều chỉnh giá có thể dẫn đến sai lệch 1 số nhỏ do quá trình làm tròn giá cổ phiếu sau điều chỉnh, như ở trưởng hợp trên là giá cổ phiếu làm tròn từ 15.333 đ về 15.330 đ để phù hợp với nguyên tắc làm tròn của Sở Giao dịch chứng khoán.

Chúng ta cùng tiếp tục đến với phiên thứ 3 như sau:
(Link gốc ảnh)

Kết thúc phiên giao dịch thứ 3, cổ phiếu REE, SAM và TMS đều biến động giá khiến Tổng Giá trị Vốn hóa thị trường lúc này là 925.3 tỷ. Áp dụng công thức tổng quát, lúc này chỉ số VNIndex sẽ là 101.72 * (925.3 / 914) = 102.97 điểm, tương ứng tăng 1.25% hay VNIndex tăng 1.25 điểm.

------------------------------------------------------------------------

5. Trả cổ tức tiền mặt

Trước khi vào phiên thứ 4, REE thông báo trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, khi đó mỗi nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu REE đều sẽ nhận được 1.000 đ, khi đó bạn có Kết quả phiên giao dịch thứ 3 có điều chỉnh như sau:

(Link gốc ảnh)

Kết quả phiên giao dịch thứ 4 như sau:
(Link gốc ảnh)

Kết thúc phiên giao dịch thứ 4, chỉ số VNIndex sẽ là 102.97 * (897.9 / 897.3) = 103.03 điểm, tương ứng tăng 0.06% hay VNIndex tăng 0.06 điểm.

------------------------------------------------------------------------

6. Bán cổ phiếu quỹ

Trước khi vào phiên thứ 5, TMS thông báo đã bán thành công 500.000 cổ phiếu quỹ, lúc này Kết quả điều chỉnh của phiên thứ 4 như sau:

(Link gốc ảnh)

------------------------------------------------------------------------

7. Tỷ trọng cổ phiếu trong VNIndex

Mặc dù VNIndex được tác động bởi rất nhiều cổ phiếu bên trong, nhưng qua các ví dụ trên bạn thấy tỷ trọng vốn hóa càng lớn thì mức độ tác động đến giá cổ phiếu càng nhiều. Như vậy sẽ có một số cổ phiếu chỉ cần biến động giá nhỏ nhưng mức độ tác động lên chỉ số chung của thị trường là lớn và ngược lại.

(Link gốc ảnh)
Hình trên là bảng chỉ số của 26 cổ phiếu có tỷ trọng Vốn hóa thị trường lớn nhất tính đến thời điểm cuối ngày 04/05/2022, có thể thấy chỉ 10 cổ phiếu đầu tiên đã chiếm tỷ trọng tới hơn 40% Giá trị vốn hóa thị trường.

------------------------------------------------------------------------

Tổng kết lại, đây là bài viết nói về cách tính và các trường hợp đặc biệt khi điều chỉnh khi có sự kiện diễn ra. Nếu có gì thắc mắc hoặc cần giải đáp, bạn có thể liên hệ trực tiếp với mình để được hỗ trợ thêm.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn