Năm
2021 là một năm đặc biệt khi số dư tiền gửi nhóm khách hàng doanh
nghiệp vượt nhóm khách hàng cá nhân. Theo số liệu tính đến cuối năm từ
Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi từ các Tổ chức tăng trưởng lên tới 15.7% so
với cùng kỳ, trong khi tốc độ huy động từ nhóm dân cư chỉ 3.08%. Như
vậy, năm 2021 đánh dấu năm đầu tiên số dư tiền gửi ngân hàng của nhóm
khách hàng doanh nghiệp nhiều hơn nhóm khách hàng cá nhân.
Trước đó, trong giai đoạn từ 2017-2018, số dư tiền gửi ngân hàng của dân cư đều cao hơn từ vài trăm nghìn tỷ cho tới hơn 1 triệu tỷ đồng so với nhóm khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, chênh lệch này đã giảm liên tục trong 3 năm trở lại đây.
Trước đó, trong giai đoạn từ 2017-2018, số dư tiền gửi ngân hàng của dân cư đều cao hơn từ vài trăm nghìn tỷ cho tới hơn 1 triệu tỷ đồng so với nhóm khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, chênh lệch này đã giảm liên tục trong 3 năm trở lại đây.
Tiền gửi của Tổ chức và Dân cư giai đoạn trước 2021 (SBV-VNEconomy) (Link ảnh gốc) |
Giai đoạn đầu năm, lần đầu tiên số dư tiền gửi của bên Tổ chức cao hơn so với bên Dân cư. Thông thường, khi thị trường phát triển, hoạt động sản xuất bình thường thì Tiền gửi của Tổ chức luôn luôn thấp hơn so với Dân cư, vì phục vụ hoạt động sản xuất. Giải thích cho vấn đề ngược này có thể kể đến 2 nguyên nhân chính:
- Thứ nhất, mặc dù tiền gửi Ngân hàng vẫn duy trì mức ổn định nhưng mặt bằng chung đã thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn trước dịch, điều chỉnh tức mức khoảng 8.x% về mức 5.7% cho kỳ hạn 12 tháng. Bên cạnh đó, các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn như chứng khoán, bất động sản… cũng góp phần hút nguồn tiền nhàn rỗi của Khối Dân cư ra khỏi tài khoản ngân hàng.
- Thứ hai, hai năm qua dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, nhiều dự án không thể triển khai dẫn đến hoạt động đầu tư chậm lại, điều này khiến dòng tiền của khối Tổ chức không linh hoạt được ở ngoài thị trường mà chảy vào hệ thống ngân hàng, nơi có hệ số an toàn và tỷ suất sinh lợi cao hơn.
Tiền gửi của Tổ chức Kinh tế và Dân cư đến tháng 04/2022 (SBV - VNEconomy) (Link ảnh gốc) |
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) cho biết, tiền gửi dân cư trong tháng 04/2022 tăng đến 4.37%, tương đương tăng hơn 231.590 tỷ đồng.
Còn giai đoạn hiện tại, giống như đề cập ở đầu bài viết, dòng vốn đang có xu hướng chảy lại đúng với những gì đang diễn ra giai đoạn trước. Sau khi bình thường hóa trở lại và tiêm đủ Vaccine, hoạt động sản xuất kinh doanh đã dần quay trở lại nhưng vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn và khó khăn tiềm ẩn các đợt dịch tiếp theo vẫn hiện hữu. Điều này khiến không ít doanh nghiệp vẫn thận trọng trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh và tiền vẫn buộc phải gửi tạm tại ngân hàng.
Việc các Ngân hàng lớn có động thái nâng lãi suất huy động khiến dòng tiền Dân cư có xu hướng chảy ngược lại vào hệ thống Ngân hàng. Các kênh bất động sản và chứng khoán chững lại hay giảm sâu so với đầu năm cũng góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch này.
Một yếu tố tác động thêm là việc điều chỉnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 37% về 34% từ ngày 01/10/2022, theo quy định lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cũng là một áp lực khác khiến lãi suất huy động sẽ tiếp tục ở mức cao. Lẽ đó, tiền gửi của dân cư sẽ duy trì đà tăng, ít nhất từ nay đến cuối năm.
Nhìn chung việc tiền gửi tại các tổ chức tín dụng giảm và giảm chủ yếu ở nhóm tổ chức kinh tế là điều đáng mừng. Bởi tiền bắt đầu được đưa vào nền kinh tế, tái sản xuất, kinh doanh chứ không còn ùn ứ quá nhiều tại ngân hàng.
Còn giai đoạn hiện tại, giống như đề cập ở đầu bài viết, dòng vốn đang có xu hướng chảy lại đúng với những gì đang diễn ra giai đoạn trước. Sau khi bình thường hóa trở lại và tiêm đủ Vaccine, hoạt động sản xuất kinh doanh đã dần quay trở lại nhưng vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn và khó khăn tiềm ẩn các đợt dịch tiếp theo vẫn hiện hữu. Điều này khiến không ít doanh nghiệp vẫn thận trọng trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh và tiền vẫn buộc phải gửi tạm tại ngân hàng.
Việc các Ngân hàng lớn có động thái nâng lãi suất huy động khiến dòng tiền Dân cư có xu hướng chảy ngược lại vào hệ thống Ngân hàng. Các kênh bất động sản và chứng khoán chững lại hay giảm sâu so với đầu năm cũng góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch này.
Một yếu tố tác động thêm là việc điều chỉnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 37% về 34% từ ngày 01/10/2022, theo quy định lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cũng là một áp lực khác khiến lãi suất huy động sẽ tiếp tục ở mức cao. Lẽ đó, tiền gửi của dân cư sẽ duy trì đà tăng, ít nhất từ nay đến cuối năm.
Nhìn chung việc tiền gửi tại các tổ chức tín dụng giảm và giảm chủ yếu ở nhóm tổ chức kinh tế là điều đáng mừng. Bởi tiền bắt đầu được đưa vào nền kinh tế, tái sản xuất, kinh doanh chứ không còn ùn ứ quá nhiều tại ngân hàng.
Tags:
Tai-chinh