Các dạng đồ thị trong Phân tích kỹ thuật

Khi tìm hiểu về phân tích kỹ thuật, thì đồ thị chứng khoán là điều mà nhà phân tích kỹ thuật nào cũng đều phải biết. Bài viết này sẽ giới thiệu và phân loại những loại biểu đồ chứng khoán hay dùng, ưu và nhược điểm của từng loại.

Bài viết bao gồm các phần:

+ Giới thiệu chung về đồ thị trong phân tích kỹ thuật
+ Xem đồ thị chứng khoán ở đâu tốt nhất?
+ Đồ thị dạng đường (Line chart)
+ Đồ thị dạng then chắn (Bar chart)
+ Đồ thị dạng nến (Candlestick chart)
+ Một số loại biểu đồ khác

----------------------------------------

Giới thiệu chung về đồ thị trong phân tích kỹ thuật

Đồ thị chứng khoán là công cụ phân tích của các nhà phân tích kỹ thuật.


Trong ảnh là đồ thị kỹ thuật và các thông số cơ bản của đồ thị thông thường:

+ Trục tung: biểu hiện giá chứng khoán

+ Trục hoành: biểu hiện thời gian

+ Đường giá: là đường nối tiếp thể hiện sự biến động của giá theo thời gian. Trong ví dụ trên đường giá đang được thể hiện ở dạng nến, ngoài ra có các dạng đường, điểm, thanh bar, vùng... sẽ được trình bày ở phần sau.

+ Khối lượng: thể hiện khối lượng giao dịch trong ngày.

+ Các lớp khác: ngoài đường giá, đồ thị còn thể hiện các công cụ khác như indicator, kênh xu thế, đường xu thế.... Trong ví dụ trên đang có 2 chỉ báo được thêm vào là MACD và RSI. Phần này sẽ có 1 bài viết riêng.

+ Đồ thị được lẫy dữ liệu theo giờ, hàng này, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.

----------------------------------------

Xem đồ thị chứng khoán ở đâu tốt nhất?

Hiện tại có nhiều trang để xem đồ thị kỹ thuật, phổ biến nhất với offline là Amibroker và online là Tradingview. Trong giới hạn bài viết này, mình sẽ hướng dẫn nhiều hơn về việc xem đồ thị kỹ thuật online.

Mình đã dùng một số website có hỗ trợ đồ thị kỹ thuật, và theo kinh nghiệm thì thấy web của Vietstock hoặc PTCP free và tương đối ổn định.


Trong ảnh là giao diện khi truy cập vào trang của PTCP.

+ Mục (1) để thay đổi cổ phiếu đang xem, ở đây đang thể hiện chỉ số VNIndex, bạn muốn xem mã khác thì gõ mã vào ô (1) và ấn Enter.

+ Mục (2) để thay đổi thời gian thể hiện biểu đồ, mặc định là D (Day – ngày), có thể thay đổi thành đồ thị 1 phút, 5 phút, 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng.

+ Mục (3) để thay đổi dạng đồ thị, mặc định là biểu đồ nến, bạn có thể thay đổi thành biểu đồ khác như đường thẳng, hình thanh,...

+ Mục (4) để thêm các chỉ báo vào đồ thị.

Website của Vietstock tương tự như VNDS, đều cùng sử dụng data của TradingView nên dữ liệu tải khá nhanh và chính xác. Lưu ý bên VNDS do tích hợp nhiều tính năng nên khi thị trường có biến thường bị treo lệnh, nên có thể dùng song song 2 trang trường hợp 1 web bị lỗi.

----------------------------------------

Đồ thị dạng đường (Line chart)

Đồ thị dạng đường được biểu diễn bởi các mức giá đóng cửa được nối liên tục với nhau. Đây là dạng biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất trong lịch sử con người để mô phỏng các hiện tượng kinh tế xã hội.

Mặc dù vậy tại thị trường chứng khoán, do tính khoa học kỹ thuật phát triển nên biểu đồ này ít được sử dụng, nhất là trên thị trường chứng khoán hiện đại.

Ưu điểm: Dễ sử dụng, ít bị nhiễu bởi các biến động trong phiên, dễ nhận dạng đường xu hướng toàn cảnh nhanh chóng.

Nhược điểm: Vì quá đơn giản nên tính ứng dụng không cao trong thị trường chứng khoán, khó phân tích được hành động giá và khó xác định điểm vào lệnh.

----------------------------------------

Đồ thị dạng then chắn (Bar chart)

 

Đồ thị được thể hiện bằng khoảng thời gian giao dịch thể hiện giá O (mở cửa) H (cao nhất) L (thấp nhất) C (đóng cửa). Loại biểu đồ này được sử dụng trong thị trường chứng khoán nhờ sự đơn giản nhưng vẫn thể hiện được các yếu tố cần thiết.

Trong hình là biểu đồ VNIndex được thể hiện bằng dạng Bar.

Ưu điểm: Thể hiện rõ các mức giá dao động chứng khoán trong ngày một cách gọn gàng.

Nhược điểm: Cần thời gian để người dùng nghiên cứu cách sử dụng đồ thị dạng Bar.

----------------------------------------

Đồ thị dạng nến (Candlestick chart)

Đây là dạng biểu đồ cải tiến của dạng Bar, được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật. Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ.

Nến Nhật được chia thành nến xanh khi tăng giá, mức giá đóng cửa cao hơn mức giá mở cửa hoặc nến đỏ khi giảm giá, giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.

Ưu điểm: Thể hiện rõ các, dễ nhìn mức giá dao động chứng khoán trong ngày.

Nhược điểm: Cần thời gian để người dùng nghiên cứu cách sử dụng đồ thị dạng nến. Bên cạnh đó có nhiều các mẫu hình cần phải nghiên cứu kỹ trước khi sử dụng.

----------------------------------------

Một số loại biểu đồ khác

Một số các loại biểu đồ khác là biểu đồ vùng, biểu đồ điểm, biểu đồ Heikin Ashi, biểu đồ Hollow... mà trong giới hạn của bài này mình không đề cập đến.

----------------------------------------

Trên đây mình đã giới thiệu các loại biểu đồ phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Tựu chung lại, biểu đồ hiện đang được sử dụng nhiều nhất là biểu đồ Nến và biểu đồ Bar.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn