Sau khi làm quen với khái niệm phân tích kỹ thuật, phần tiếp theo sẽ được dành để nói về Lý thuyết DOW với câu nói nổi tiếng: “DOW được coi là nền tảng của phân tích kỹ thuật”.
Lý thuyết này được nghiên cứu và phát triển bởi Charles H.Dow. Trong thời gian làm việc và biên tập tờ tạp chí phố Wall (1889 – 1902), Dow đã có thời gian nghiên cứu sâu sắc về thị trường tài chính. Các bài báo chứa đựng những ý tưởng và nguyên lý sâu sắc, điển hình là khái niệm “Chỉ số giá bình quân” thể hiện xu thế của thị trường chung, hành động của giá và khối lượng. Sau khi Dow mất, Willianm P.Hamilton đã tiếp tục việc nhiên cứu lý thuyết này, nghiên cứu, phát triển và hệ thống hóa lại kiến thức thành Lý thuyết DOW sau này.
Bài viết này gồm những nội dung chính sau:
+ Nội dung lý thuyết DOW: 3 giả thuyết và 6 nguyên lý
+ Lý thuyết DOW – Nền tảng của Phân tích kỹ thuật
+ Ứng dụng lý thuyết DOW với tư duy mở rộng
+ Điểm hạn chế của lý thuyết DOW
------------------------------------------
Nội dung lý thuyết DOW: 3 giả thuyết và 6 nguyên lý
Lý thuyết DOW đưa ra 3 giả thuyết và sau đó phát triển từ nền tảng của các giả thuyết này. Điều đầu tiên chúng ta cần làm là thừa nhận giả thuyết này hoàn toàn đúng.
Lý thuyết DOW gồm có 3 giả định và 6 nguyên lý cơ bản.
3 giả thuyết chính:
+ Giả thuyết 1: Không ai có thể thao túng xu hướng chính của thị trường trừ hành động của Chúa
Theo giả thuyết này, một khi xu hướng chính đã được thiết lập thì chẳng gì có thể thay đổi được xu hướng này cho đến khi thị trường tự chuyển xu hướng chính của nó theo hướng ngược lại. Câu hỏi ở đây được đặt ra là điều gì tạo nên xu hướng của thị trường? Nếu xu hướng của thị trường xuất phát từ xu hướng của đám đông, từ phản ứng mua và bán của những người tham gia thị trường thì lẽ dĩ nhiên là không ai có thể thay đổi nó trong ngắn hạn. Nếu có bất kỳ hành động thao túng giá cổ phiếu nào đó, thì điều này chỉ diễn ra trong ngăn shạn và thị trường sẽ tự điều chỉnh trong thời gian ngắn.
+ Giả thuyết 2: Mọi thứ đều được phản ánh vào giá cả
Thị trường phản ánh được mọi thông tin. Mọi thứ đều phản ánh vào thị trường thông qua giá. Giá cả là con số chung phản ánh được sự kỳ vọng, sự sợ hãi và mong chờ của tất những đối tượng tham gia thị trường. Tất cả mọi thứ sẽ phản ánh lên giá cả.
+ Giả thuyết 3: Lý thuyết DOW không phải là tuyệt đối
Lý thuyết DOW chỉ đưa ra nguyên lý và định hướng, còn trong ngắn hạn thì có thể bị thao túng dẫn đến việc giá cả nhiễu trong ngắn hạn. Chính vì điều này, kết quả đầu tư của các nhà đầu tư khác nhau sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào kiến thức, khả năng vận dụng và kinh nghiệm của nhà đầu tư.
6 nguyên lý cơ bản của Lý thuyết DOW:
+ Nguyên lý 1: Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả
Theo nguyên lý này mọi thứ đều phải thể hiện về giá, nó phản ánh đầy đủ thông tin không loại trừ bất cứ yếu tố nào, từ thu nhập, tương lai, lợi thế cạnh tranh, năng lực quản lý, chỉ số ROE, ROA, rủi ro, các chỉ số định giá cổ phiếu, mức cổ tức… Ngay đến cả các hoạt động thiên tai dịch bệnh không dự đoán được cũng sẽ thể hiện vào giá ngay khi xảy ra.Do đó, lý thuyết Dow hoạt động dựa vào giả thuyết thị trường hiệu quả. Điều này trái ngược với trường phái phân tích cơ bản, đầu tư giá trị, tăng trưởng hay kinh tế học hành vi.
+ Nguyên lý 2: Thị trường có ba xu hướng chính
DOW định nghĩa một xu hướng tăng (uptrend) là khi thị trường có mức giá giao dịch cao nhất hiện tại cao hơn mức giá đỉnh trước đây, và mức giá này thấp nhất tại thời điểm hiện tại cũng cao hơn mức giá thấp nhất trong quá khứ.
Một xu hướng tăng có đồ thị gồm các đỉnh và đáy tăng dần. Ngược lại, thị trường có xu hướng giảm (downtrend) khi mức giá cao nhất và thấp nhất của thị trường hiện tại thấp hơn mức cao nhất và thấp nhất trong quá khứ.
Một xu hướng tăng có đồ thị gồm các đỉnh và đáy tăng dần. Ngược lại thị trường có xu hướng giảm (downtrend) khi mức giá cao nhất và thấp nhất của thị trường hiện tại thấp hơn mức cao nhất và thấp nhất trong quá khứ.
Trong hình trên là cổ phiếu PTB, đoạn nối 1-2-3-4-5 có đáy 3 thấp hơn 1, đáy 5 thấp hơn 3 trong khi đỉnh 4 thấp hơn đỉnh 2, vì vậy chúng ta gọi đây là xu hướng giảm, hay downtrend.
Ngược lại, đoạn nối A-B-C-D-E-F có đáy C cao hơn đáy A, đáy E cao hơn đáy F, đỉnh D cao hơn đỉnh B, đỉnh F cao hơn đỉnh D nên chúng ta gọi đây là xu hướng tăng, hay uptrend.
Định nghĩa của DOW đã được thử thách qua thời gian và vẫn được coi là nền óng cho việc phân tích xu hướng. DOW tin rằng các quy luật về sự tác động và phản ứng được áp dụng cho các thị trường cũng như đối với thế giới vật chất, như sóng.
Một xu hướng phải có ba cấp bao gồm:
+ Xu hướng chính (hay xu hướng cấp 1) – đây là xu hướng quan trọng nhất
+ Xu hướng trung gian (hay xu hướng cấp 2) – ngược lại với xu hướng cấp 1
+ Xu hướng nhỏ - ít ảnh hưởng đến xu hướng chung
Trong ảnh là đồ thị của VNIndex, chúng ta có thể thấy xu hướng chính là xu hướng tăng, thể hiện bằng đường mũi tên màu đỏ đậm. Trong xu hướng tăng này sẽ có các đường màu xanh, đây là xu hướng cấp 1, xen giữa các xu hướng cấp 1 sẽ có các xu hướng cấp 2 xen vào giữa
+ Nguyên lý 3: Một xu hướng chính có 3 pha
+ Pha tích lũy: trong giai đoạn này, thị trường xu hướng chính là đi ngang, giai đoạn này nhà đầu tư sẽ khó tìm thấy cơ hội kiếm tiền phù hợp, khi đó nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ có tâm lý chán nản và rút vốn ra khỏi thị trường. Trong khi đó với nhà đầu tư nhanh nhạy, đây là cơ hội tích lũy cổ phiếu, mua vào để chuẩn bị cho nhịp chuyển biến tiếp theo. Đây là giai đoạn giá cổ phiếu tăng không đáng kể do số lượng người mua ít trong khi cung ra thị trường còn khá nhiều.
+ Pha tăng giá: lúc này sau một giai đoạn tích lũy đủ lâu, các nhà đầu tư khác nhận ra và bắt đầu mua vào, đẩy giá cổ phiếu lên cao và những tin tức tích cực được tung ra. Những người đứng ngoài cuộc chơi đang bị tâm lý đám đông chi phối và bắt đầu tham gia vào thị trường.
+ Pha quá độ - phân phối: giai đoạn đầu cơ sôi động, khi những tin tức kinh tế trở nên tốt hơn, doanh nghiệp liên tục làm ăn có lãi và sinh lời cao. Nhà đầu tư nhảy vào tị trường ồ ạt, chứng khoán được mua nhiều, cầu vượt quá cung, đẩy giá lên cao. Những nhà đầu tư mua trong giai đoạn tích lũy chốt lời.
Với thị trường giảm giá (downtrend) thì sẽ có tên gọi lần lượt là pha phân phối, pha giảm mạnh – hoảng loạn, pha bán bắt buộc - tuyệt vọng.
+ Pha phân phối: thời kỳ này bắt đầu ở cuối giai đoạn thị trường tăng trước đó. Những nhà đầu tư có tầm nhìn muốn thoát khỏi thị trường, khối lượng giao dịch vẫn rất cao, xuất hiện những dấu hiệu của xu hướng giảm, công chúng vẫn năng động, mặc dù vậy bắt đầu có dấu hiệu lo lắng và không còn nhiều kỳ vọng kiếm lợi nhuận.
+ Pha giảm mạnh – hoảng loạn: Số người mua giảm dần và những người bán bắt đầu trở nên vội vã bán đi những chứng khoán mình đang nắm giữ. Xu thế giảm mạnh bắt đầu tăng mạnh, đồ thị giá gần như dốc thẳng xuống và khối lượng giao dịch đạt đến mức cực điểm.
+Pha bán bắt buộc - tuyệt vọng: Xu thế đi xuống trên thị trường và yếu dần, nhưng lại được duy trì bán nhiều do nhà đầu tư lo lắng cố gắng thoát khỏi thị trường khi giảm giá
+ Nguyên lý 4: Các chỉ số trung bình phải xác nhận lẫn nhau
Để khẳng định xu thế xác nhận, chỉ số DOW & chỉ số trung bình phải xác nhận lẫn nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể kết hợp xem các chỉ số VNIndex, VN30 xem có dịch chuyển cùng chiều với nhau hay không.
+ Nguyên lý 5: Khối lượng giao dịch phải xác nhận xu hướng
DOW tin rằng khối lượng giao dịch xác nhận xu hướng giá. Có thể nói đơn giản rằng khối lượng giao dịch sẽ gia tăng theo xu hướng phát triển của xu hướng chính.
Trong xu hướng giá tăng, volume sẽ tăng khi giá tăng lên.
Trong xu hướng giảm giá, volume sẽ tăng khi giá giảm xuống.
Theo bản thân người viết và sau một thời gian quan sát, mình nhận thấy đây là một nguyên lý rất quan trọng của DOW.
+ Nguyên lý 6: Một xu hướng được cho là sẽ tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều
Sự đảo chiều của trend chính rất dễ nhầm lẫn với một đợt giá ở hướng ngược chiều của một con trend thứ cấp. Rất khó để xác định sự chuyển giao là trend vẫn tiếp tục hay là sự đảo chiều, lý thuyết DOW ủng hộ sự thận trọng và chỉ khi sự xác nhận rõ ràng thì mới xác nhận là đảo chiều.
------------------------------------------
Lý thuyết DOW – Nền tảng của Phân tích kỹ thuật
Với tầm quan trọng của DOW, đây được coi là lý thuyết định hướng cho các công cụ phân tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật cũng sử dụng các nguyên lý cơ bản của DOW để tạo nền móng bao gồm:
+ Giá cả phản ánh toàn bộ biến động giá trên thị trường.
+ Giá dịch chuyển theo xu thế và những xu thế này là ổn định trong một thời gian tương đối dài.
+ Hành động thị trường có tính lặp lại.
------------------------------------------
Ứng dụng lý thuyết DOW với tư duy mở rộng
Nhìn chung lý thuyết DOW tại Việt Nam không có quá nhiều tài liệu để tham khảo, mà thường chỉ được giới thiệu trong một số tài liệu về phân tích kỹ thuật. Lý thuyết DOW xuất hiện ở quanh ta, không chỉ xuất hiện trong thị trường chứng khoán mà còn xuất hiện trong cuộc sống.
+ Quy luật vũ trự, thế giới vật chất
Ví dụ xã hội con người xu hướng chính là phát triển, đây là xu hướng cấp 1. Xu hướng cấp 2 là chiến tranh, dịch bệnh, dù vậy thời gian này khá ngắn và ko làm thay đổi xu thế chính là phát triển của con người.
+ Lý thuyết tâm lý thị trường
+ Nội dung nằm trong phân tích cơ bản
+ Xác suất trong phân tích
Lý thuyết DOW không phải lúc nào cũng đúng 100%. Nếu bạn có hệ thống lý luận đã được kiểm nghiệm thì tỷ lệ chiến thắng sẽ cao hơn. Còn đối với nhà đầu tư hành động ngẫu hứng thì xác suất sẽ thấp hơn.
Sau này Elliot đã áp dụng DOW để ra nguyên lý sóng Elliot năm 1938.
------------------------------------------
Điểm hạn chế của lý thuyết DOW
Không có phương pháp nào là hoàn hảo 100%. DOW cũng có những hạn chế riêng trong đó bao gồm
+ Lý thuyết DOW quá trễ: do việc coi trong giao dịch theo trend chính, mà điều này phụ thuộc vào việc xác nhận đỉnh sau cao hơn đỉnh trước đáy sau cao hơn đáy trước nên sau khi đáy hình thành một khoảng thời gian rồi thì DOW mới được xác nhận.
+ Lý thuyết DOW không phải lúc nào cũng đúng: việc áp dụng lý thuyết này hoàn toàn dựa vào khả năng đọc biểu đồ thị trường và chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư nên không phải lúc nào cũng chính xác.
+ Lý thuyết DOW không phân loại xu hướng rõ ràng, khiến nhà đầu tư bối rối: sẽ có những ngiai đoạn rất khó để xác định thị trường đang thuộc xu hướng nào, có thể xu thế cấp 2 giảm đang nằm trong xu thế chính, nhưng không ai dám khẳng định đó không phải là một xu hướng giảm. Vì khi bắt đầu thì chính có nhiều nét giống nhau, khiến nhà đầu tư dễ nhầm lẫn.
------------------------------------------
Tóm lại lý thuyết DOW có vai trò rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật, mặc dù vậy việc áp dụng DOW cần phải có kinh nghiệm cũng như có thời gian để nghiên cứu cụ thể những biến động, tính cách của từng cổ phiếu riêng lẻ.